Skip to content

Cách hàn khung rạp đám cưới khung lưới b40, bồn nước, cửa sắt, lợp mái, võng

5/5 - (7 bình chọn)

Cách hàn khung rạp đám cưới đúng kĩ thuật và chính xác đến từng chi tiết. Để hàn được rạp đám cưới thì trước hết mình phải hàn các chi tiết nhỏ như khung cửa sắt, khung võng, khung lợp ngói ( phủ bạt ), hàn khung bồn nước… rồi lắp ráp chúng lại với nhau. Như vậy bạn cần phải đo đạc và tính toán thật kĩ càng những khung sắt thanh sắt. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cụ thể cho các bạn làm dễ dàng nhất.

Cung cấp Báo giá – Tư vấn kỹ thuật hoàn toàn miễn phí !

 

Cách hàn khung rạp đám cưới

Để hàn được khung rạp đám cưới chất lượng đúng chuẩn các chi tiết thì bạn cần phải chú trọng đến những điểm gì?

Chuẩn bị các dụng cụ thiết bị

Đầu tiên bạn phải lựa chọn vật liệu và đo đạc chính xác

Việc lựa chọn vật liệu cũng là một trong những khâu bạn nên chú trọng. Khi hàn khung rạp đám cưới, bạn nên sử dụng những loại sắt thép nhẹ dễ dàng tháo lắp nhưng phải đảm bảo chất lượng.

Hãy vẽ sơ lược ra bản vẽ khung rạp đám cưới để tính toán đo đạc các chi tiết thật chuẩn xác.

Đối với máy hàn để sử dụng hàn khung rạp đám cưới

Trên thị trường có rất nhiều loại máy hàn phù hợp với hàn tất cả các kim loại từ đồng, thiếc, sắt, nhôm… Nhưng đối hàn hàn rạp đám cưới đều là sắt thì bạn hãy sử dụng máy hàn que để hàn.

Ưu điểm của máy hàn que là giá thành trên thị trường rẻ phù hợp, dễ sử dụng và hàn rất hiệu quả.

Xem ngay: Cách hàn sắt bằng máy hàn que đúng kĩ thuật 100% với tất cả các loại sắt mỏng, dày.

Lưu ý khi sử dụng máy hàn

  • Cẩn thận nguồn điện tránh điện giật
  • Chạm trực tiếp vào thành phần dẫn điện trên máy là nguyên nhân gây ra điện giật hoặc bị bỏng. Không được chạm trực tiếp vào các thành phần của máy
  • Nên mặc đồ bảo hộ an toàn lao động khi sử dụng máy hàn để tránh những rủi ro xảy ra.
  • Bạn phải tự cách điện với vật hàn và đất bằng cách sử dụng vật cách điện đủ lớn nhằm ngăn chặn sự tiếp xúc vật lý trực tiếp với vật hàn (cắt) và đất.
  • Cẩn thận khi sử dụng máy hàn trong điều kiện ẩm ướt hoặc mặc đồ bảo hộ không khô ráo, đồng thời phải cẩn thận khi đứng trên các cấu trúc làm bằng kim loại, khi phải hàn trong tư thế khó như đứng, quỳ nằm…ở những nơi có những rủi ro cao khó tránh khỏi tai nạn xảy ra với vật hàn hoặc đất.
  • Tháo nguồn điện trước khi muốn tháo các linh kiện và phụ kiện.
  • Tắt tất cả các thiết bị khi chúng không được sử dụng.
  • Thường xuyên kiểm tra cáp nguồn và phải thay thế nếu chúng nguy hiểm hoặc trầy xước.
  • Không được sử dụng cáp đã quá mòn, kích cỡ nhỏ hoặc chắp vá.
  • Không được chạm vào điện cực khi bạn đã chạm vào vật liệu hàn hoặc đất hoặc điện cực của máy khác.
  • Không chạm trực tiếp vào kìm hàn khi hai máy đang hoạt động.
  • Hồ quang điện gây hại cho mắt và da.

Chuẩn bị đồ bảo hộ trước khi hàn

Để hàn được hiệu quả và chất lượng thì bạn cũng phải chú trọng đến an toàn và sức khỏe của bạn. Bạn hãy sử dụng những đồ bảo hộ như:

  1. Mũ bảo hộ, Mặt nạ hàn, hoặc Kính hàn.
  2. Khẩu trang, Mặt nạ phòng độc.
  3. Quần áo chịu nhiệt, Yếm chịu nhiệt.
  4. Chụp tai chống ồn, nút tai.
  5. Găng tay da hàn, giày bảo hộ.

Lên ý tưởng thiết kế khung rạp cưới

Khung rạp đám cưới
Khung rạp đám cưới

Bạn phải có ý tưởng hay vẽ phác thảo bản vẽ cho khung rạp đám cưới trước khi hàn.

Các bước thực hiện hàn khung rạp đám cưới

  • Đọc bản vẽ hay ý tưởng với các kích thước để cắt các chi tiết hàn thật chính xác.
  • Hàn các thanh dựng góc trước với các đế bằng để đặt dựng dưới chân.
  • Hàn các chốt dựng cột để tăng phần mái lên cao.
  • Hàn phần mái của khung rạp đám cưới hàn với độ chính xác để cân bằng và đối xứng hai bên với nhau.

Lưu ý: Tùy thuộc vào chiều dài của khung rạp đám cưới để tăng cột chống cho chắc chắn.

Video hướng dẫn hàn khung rạp đám cưới thực tế

https://www.youtube.com/watch?v=j19MlIidPOg

Cách hàn khung cửa sắt

Trong hàn thường xảy ra hiện tượng co, rút làm sai lệch kích thước của chi tiết. Đặc biệt khi hàn khung cửa sắt khi bị co sẽ làm sai lệch khung và làm méo khung. Để khắc phục hoàn toàn hiện tượng này trong hàn tay thì rất khó, với thợ có kinh nghiệm nhiều thì hiện tượng co rút này họ hạn chế rất tốt.

Với những ai mới vào nghề thì không thể tránh khỏi co rút mối hàn khi hàn, đặc biệt là hàn khung sắt. Một vài tài liệu có chỉ chúng ta cách hàn sao cho mối hàn được đảm bảo và chắc chắn nhưng để khắc phục hiện tượng co rút trong khi hàn thì hầu hết các tài liệu đều không có. Trên thực tế chỉ có kinh nghiệm thì mới có thể hạn chế được hiện tượng này.

Cách hàn khung cửa sắt và những lưu ý để hàn thì bạn hãy xem ở linh dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết nhất.

Xem thêm: Cách hàn cửa sắt không bị vênh đúng kĩ thuật 100%

Nếu các bạn chưa hiểu rõ bước nào thì hãy liên hệ trực tiếp đến kĩ thuật của chúng tôi. Chúng tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn 24/24.

Cung cấp Báo giá – Tư vấn kỹ thuật hoàn toàn miễn phí !

Cách hàn khung lưới b40

Để hàn được khung lưới b40 này thì các bạn phải lưu ý những điểm sau đây:

Hàn khung lưới b40 này đối với những người có kinh nghiệm thì không sao còn những người chưa có kinh nghiệm hàn rất dễ bị đứt lưới.

Khung lưới b40 có đường kính rất nhỏ chỉ khoảng 2,5mm đến 2,7mm mà que hàn của chúng ta đã là 2,5mm rồi.

Để khắc phục tình trạng này bạn cần phải cho đầu que hàn sao cho 6 phần ở đầu que sẽ ăn vào thanh sắt và 4 phần ăn vào khung lưới b40. Và chấm mối hàn lần lượt 3 lần và mỗi lần không được quá 2s.

Không được để mối hàn ăn trực tiếp tất cả đầu que hàn vào khung lưới b40 vì nó sẽ gây ra đứt khung lưới. Không dược dữ quá lâu mối hàn nó sẽ làm nóng và biến dạng khung lưới b40

Cách hàn như sau:

  • Đầu tiên đo chính xác diện tích khung để cắt lưới b40 cho chuẩn.
  • Kéo khung lưới thật căng sử dụng các thanh mấu để kéo cho căng trước khi hàn.
  • Cầm mỏ hàn để sao cho que hàn tiếp xúc với lưới b40 chỉ là 4 phần, tiếp xúc vào khung là 6 phần và góc độ que hàn so với mặt tiếp xúc khoảng 45 độ.
  • Khi hàn xong bạn hãy kiểm tra lại và gõ xỉ.

Nếu các bạn chưa hiểu rõ thì hãy xem video hướng dẫn cách hàn khung lưới b40 đơn giản nhất.

Video hướng dẫn cách hàn khung lưới b40

Nếu bạn có thắc mắc hay không hiểu ở phần nào thì hãy liên hệ trực tiếp đến kĩ thuật của chúng tôi.

Cách hàn khung võng

Cách hàn khung võng như sau:

  • Bạn hãy vẽ phác thảo ra một khung võng và đo đạc chính xác từng chi tiết.
  • Làm chân khung của võng trước với các góc cắt chính xác 45 độ để lắp vuông góc với 2 đầu đỉnh ở chân đế.
  • Hàn phần ở giữa nối 2 chân của võng theo một trục giống như hình chữ I.
  • Dựng phần trên của thân võng với 2 thanh chịu lực của võng.

Nếu các bạn chưa hiểu hết hãy xem chi tiết video ở dưới đây.

Video hướng dẫn cách hàn khung võng

Lưu ý: Hàn khung võng để được đẹp, chắc chắn với độ chính xác cao bạn phải tuân thủ theo những lưu ý khi hàn khung rạp đám cưới bên trên.

Cách hàn khung lợp ngói

Các hàn như sau:

  • Bước 1: Đo diện tích phần lợp ngói và các chi tiết thật chính xác ở trên thực tế hoặc trong bản vẽ.
  • Bước 2: Dựng 2 kèo ở đầu để lấy phần tựa đầu tiên.
  • Bước 3: Dựng các kèo ở giữa mái đo đạc để dựng thật chính xác.
  • Bước 4: Hàn các thanh ngang để lợp ngói ( Ví dụ: Nếu là nói 22 cm thì bạn hãy hàn khoảng cách các thanh ngang là 27,3 cm tính từ mặt trên thanh ngang đầu và mép thanh ngang dưới ). Lưu ý: 2 thanh ngang trên đỉnh hàn phải có khoảng cách 7 đến 8 cm.

Để hàn được khung lợp ngói bạn hãy xem video dưới đây để hiểu rõ hơn về cách và các mẹo để hàn khung lợp ngói.

Video hướng dẫn cách hàn khung lợp ngói

This Post Has 0 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top